XR là gì: muôn vàn khái niệm XR

XR, AR, VR, MR và spatial computing những thuật ngữ này tưởng chừng giống nhau nhưng thực tế thì không đơn giản như vậy, thậm chí còn gây ra nhiều tranh cãi. 

Trước hết, hãy tập trung vào XR, vậy XR là gì? XR trong tiếng Anh là viết tắt của Extended Reality,  dịch ra tiếng Việt là thực tế mở rộng, là khái niệm dùng để nói tới các công nghệ dùng môi trường thực tế của người dùng làm tham chiếu chả hạn như không gian, cảnh quan và âm thanh. Khái niệm này mang tính chất bao chùm, AR, VR, MR hay spatial computing là những khái niệm con của XR.

AR, viết tắt augmented reality, là thực tế tăng cường, với công nghệ này vật thể ảo sẽ được chiếu lên môi trường thật. Xét về khía cạnh công nghệ, AR có thể chia theo 2 định nghĩa con AR từ kính thông minh hay AR headset và mobile AR để chỉ về AR qua màn hình điện thoại.

MR hay Mixed Reality, thực tế hỗn hợp là khái niệm mở rộng của AR. Với MR, người dùng có thể tương tác với các vật thể ảo được trình chiếu lên môi trường thật. Hình ảnh môi trường thật có thể là nhìn qua một màn chiếu trong suốt như Microsoft HoloLens hoặc qua camera stream như trên chế độ passthrough của Quest 3.

Khái niệm AR và MR có thể gây nhiều tranh cãi, có thể gây bối rối cả những người trong ngành XR lâu năm. Chả hạn, headset Magic Leap 2 được chính công ty chủ quản dán mác AR headset mặc dù người dùng hoàn toàn có thể dùng chiếc kính này để tương tác với vật thể ảo chiếu lên môi trường thật. Không ít chuyên gia đề nghị chỉnh sửa khái niệm AR để chỉ những thiết bị chiếu vật thể ảo lên thế giới thật qua màn hình trong suốt còn MR để chỉ những thiết bị chiếu vật thể ảo lên thế giới thật qua hình ảnh từ camera. Nếu theo định nghĩa mới này, HoloLens hay Magic Leap sẽ là một AR Headset và Meta Quest 3 với camera passthrough sẽ là một MR headset.

Spatial computing là khái niệm của Apple để chỉ Mixed Reality, không có sự khác biệt đáng kể nào của hai khái niệm này. Việc Apple tái định nghĩa một khái niệm nào đó chắc chẳng xa lạ với dân công nghệ, và đây cũng không phải ngoại lệ. Ưu điểm lớn nhất của khái niệm này là nó dễ ít tranh cãi hơn Mixed Reality, đơn giản là máy tính trong không gian. GGWP Apple.

Và cuối cùng là VR, virtual reality, hay thực tế ảo, có lẽ là khái niệm dễ hiểu nhất và cũng là loại hình XR phổ biến nhất (nếu không tính tới mobile AR). Khác với AR, VR là trải nghiệm XR nơi mà không gian thực tế của chúng ta sẽ được thay thế hoàn toàn bởi không gian ảo.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back To Top